12/03/2018

BÁC SĨ CHỮA BỆNH CHO ĐOAN TRANG ĐÃ LÊN TIẾNG

"Với tư cách thầy thuốc, tôi xác nhận chấn thương này. Nó là lý do làm Đoan Trang phải đi nạng tập tễnh hơn một năm nay, với rất nhiều đau đớn.

Với tư cách công dân, tôi phản đối việc truy bức một phụ nữ đang mang thương tật tàn phế."




Dưới đây là link blog của bác sĩ chữa chân cho chị Pham Doan Trang. Chị Trang được bác sĩ chuẩn đoán là bị đứt dây chằng và không thể hồi phục được. Đây là những gì mà bác sĩ chia sẻ trên trang blog cá nhân về bệnh lý của chị:
“Khi nào đứt dây chằng chéo? Thông thường nhất là do chấn thương. Một cú đạp vào đầu gối từ phía bên sẽ làm cho khớp gối bẻ quặt vào trong, gây đứt hoặc giãn dây chằng chéo. Tình huống hay gặp nhất là một cú đạp chơi xấu trên sân cỏ, cầu thủ tennis bị khuỵu xuống trong tư thế gối gập vào trong. Hoặc do một đạp mạnh từ phía bên đầu gối do một tay nhà nghề, giỏi võ thuật và biết rất rõ hậu quả gây tàn phế của cú đạp này.
Chi dưới của chúng ta có 2 xương lớn, chịu sức nặng của cơ thể: xương đùi và xương chày. Hai xương này nối với nhau bằng hai dây chằng chéo trước và sau. Những dây chằng này nối kết xương đùi (ở trên) và xương chày (ở dưới) để giữ cho trục chi dưới thẳng, chịu được sức nặng của cơ thể mà vẫn co duỗi được ở khớp gối.
Khi bị đứt dây chằng chéo, hai xương này sẽ không bám vào nhau mà như hai đoạn xương lủng lẳng, không liên kết được với nhau để chịu trọng lượng của cơ thể khi đi đứng.
Với tư cách thầy thuốc, tôi xác nhận chấn thương này. Nó là lý do làm Đoan Trang phải đi nạng tập tễnh hơn một năm nay, với rất nhiều đau đớn.
Với tư cách công dân, tôi phản đối việc truy bức một phụ nữ đang mang thương tật tàn phế.”


Vì sao đứt dây chằng chéo thì gây tàn phế?


Dây chằng chéo là gì?


Chi dưới của chúng ta có 2 xương lớn, chịu sức nặng của cơ thể: xương đùi và xương chày. Hai xương này nối với nhau bằng hai dây chằng chéo trước và sau. Những dây chằng này nối kết xương đùi (ở trên) và xương chày (ở dưới) để giữ cho trục chi dưới thẳng, chịu được sức nặng của cơ thể mà vẫn co duỗi được ở khớp gối.

Khi bị đứt dây chằng chéo, hai xương này sẽ không bám vào nhau mà như hai đoạn xương lủng lẳng, không liên kết được với nhau để chịu trọng lượng của cơ thể khi đi đứng.


Khi nào bị đứt dây chằng chéo?


Thông thường nhất là do chấn thương. Một cú đạp từ vào đầu gối từ phía bên sẽ làm cho khớp gối bẻ quặt vào trong, gây đứt hoặc giãn dây chằng chéo. Tình huống hay gặp nhất là một cú đạp chơi xấu trên sân cỏ, cầu thủ tennis bị khuỵu xuống trong tư thế gối gập vào trong.

Hoặc do một , đạp mạnh từ phía bên đầu gối do một tay nhà nghề, giỏi võ thuật và biết rất rõ hậu quả gây tàn phế của cú đạp này.






https://drnikonian.wordpress.com/…/vi-sao-dut-day-chang-ch…/

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire