16/06/2013

HUY ĐỨC: CHIA TAY NƯỚC MỸ



Huy Đức tại WB. Ảnh: HM
Tại World Bank. Ảnh: HM
Bài của Huy Đức trên Facebook
Khi khép cánh cửa 21 Shepard, nhận ra mình sẽ không còn quay lại căn nhà này, bàn tay của tôi hơi sững lại, cảm giác như khi chia tay một người thân mà biết rồi sẽ không gặp nhau.
Thời tiết Cambridge đang ở thì đẹp nhất.

Tôi đã ở đây một năm.
Tháng 8-2005, tôi được một gia đình Mỹ ở vùng Washington, DC tình nguyện cho tạm trú trong nhà. Lúc đầu tưởng chỉ ở một tuần nhưng sau do việc bố trí nhà ở của trường có trục trặc nên tôi đã ở lại gia đình này ba tuần.

Jeff, tên người chồng, là một đầu bếp. Anh rất hiếu khách, bữa thì Jeff làm cá hồi đút lò, bữa thì steak. Tôi ăn uống rất nhiệt tình và tự bảo đồ Mỹ không ngán như mình tưởng. Cho đến ngày Vicky, tên người vợ, chở tôi đến trường. Khi xe chạy qua một khu mua sắm nhỏ, tôi nhìn thấy… “Phở 75″. Những bảng hiệu sặc sỡ khác bỗng chốc lu mờ. Bụng không đói mà tự nhiên cồn cào, tất cả các giác quan của tôi đều rạo rực. Tôi bảo Vicky dừng xe.
Vicky ngồi đợi tôi. Chị lịch sự cầm tờ báo cao lên, dán mắt vào đó để tôi tự nhiên. Không biết chị có đọc được chữ nào trong khi tôi xì xoạp húp. Không phải bao giờ cũng có dịp để nhận ra, một giọt nước mắm cũng khiến ta nôn nao, một câu hát cũng có thể chạm vào nơi yếu nhất.
Không như mấy thập niên trước, nước Mỹ bây giờ gần như vùng nào cũng có một cộng đồng Việt Nam, ở đâu cũng không quá khó khăn để kiếm phở và nước mắm. Anh Thái, một nhà báo ở khu quận Cam nói đùa: “Chỉ khi ra khỏi Mỹ tôi mới phải nói tiếng Anh”.
Đang chạy xe trên “freeway” anh Thái thừa nhận: “Mình cũng đã từng quay quắt làm đủ thứ để trở về nhưng ở đây 5 năm, 10 năm, 20 năm… rồi cũng quen, rồi yêu nó lúc nào không hay Huy Đức ạ”. Tôi biết anh nói thực lòng. Không phải tự nhiên mà năm nào cũng có cả triệu người xếp hàng chờ thẻ xanh, nước Mỹ là một trong những nơi có nhiều người muốn đến.
Thẻ xanh!
Ngày nay, những người yêu Việt Nam không nhất thiết phải ở Việt Nam mà nên ở nơi họ cống hiến được nhiều hơn. Một nhà khoa học mà về Việt Nam có khi lại lãng phí hơn là ở lại nơi họ có môi trường để góp phần tạo ra những thành tựu mới cho khoa học. Chưa biết bao giờ Việt Nam trở thành quốc gia có thể đóng góp cho thế giới những giá trị mới. Nhưng người Việt trong nước vẫn đi lại bằng Airbus, Boeing và nhiều bạn trẻ vẫn có trên tay những chiếc I-phone gần như đồng thời với thanh niên Mỹ.
Nhưng có những người được chuẩn bị để có thể tạo ra những giá trị toàn cầu trong khi nhiều người khác lại chỉ có thể làm những công việc hoàn toàn nội địa. Có những người muốn thay đổi thế giới trong khi có những người lại chỉ muốn chăm sóc vườn tược của mình. Có những người thích cầm ly Starbucks bước vào những building trong khi có người chỉ thấy thoải mái khi ngôi bệt bên hàng chè chén.
Chút mầu xanh đầu nguồn Potomac. Ảnh: HM
Chút mầu xanh đầu nguồn Potomac. Ảnh: HM
Giữa thập niên 1990, anh Khanh, một người bạn, lần đầu về lại Sài Gòn, một trong những việc anh muốn làm là… ăn lại tô phở Quyền. Bạn bè tiếp nối bạn bè nên mãi đến khi trên đường ra sân bay anh mới có thời gian tạt vào quán phở. Nhưng, tô phở anh ăn không phải là tô phở mà anh chờ đợi. Trong suốt gần hai mươi năm rời Việt Nam, “phở Cali” đã xác lập chuẩn mực ẩm thực mới cho anh. Cho dù tô phở Quyền vẫn là phở Quyền nó cũng không thể khớp với tô “phở Quyền” của anh trong ký ức.
Năm 1983, khi vào Sài Gòn, tôi giật mình thấy mấy phụ nữ lớn tuổi ở Xóm Mới khăn đóng, răng đen, “Bắc Kỳ” hơn những người phụ nữ cùng thế hệ đang sống trên miền Bắc. Nếu như những người ra đi thường nỗ lực để bảo tồn những giá trị văn hóa mà họ mang theo ngày rời quê hương thì những người ở lại khá hồn nhiên tiếp thu thêm nhiều cái mới, họ để cuộc sống tiếp diễn một cách sống động thay vì biến nó thành bảo tàng.
Không chỉ có Việt Kiều ra đi mà cộng đồng trong nước cũng “đi”. Đôi bên đã đi về những hướng rất xa và tới những vùng rất khác nhau. Người Việt ở nước ngoài không chỉ sống với phần Việt mang theo mà còn tiếp nhận những giá trị mới để “hội nhập” với con cháu mình và cộng đồng sở tại.
Tôi nằm trong số những người được sinh ra để làm những việc “local”, những người biết hương vị Starbucks nhưng đã quá thân quen với hàng chè chén.
Tôi không muốn bắt đầu một hành trình có thể đẩy mình đi quá xa với nơi mà mình yêu thương.
Huy Đức.

12 commentaires:

  1. Tôi cũng xin tham gia với ông cái đề tài cũ rích mà nhân loại cũng từng nói.
    Tuy nhiên đề tài nầy nó lại liên quan tới dân tộc tính,tâm lý,triết lý, tôn giáo v.v..
    Thúy Vân quét lá ngô đồng và đếm từng mùa lá rụng để biết thời gian xa chị đã bao lâu rồi,Thúy Vân quét lá trên chính khu vườn nhà mình nên Thúy Vân không nhớ nhà như Thúy Kiều.
    Thứ 2 ,như ông bạn Việt Kiều của ông,lúc đầu thì nhớ nhưng khi ở lâu thành quen .
    Thứ 3, trường hợp nầy thì chỉ xảy ra với những thi nhân vướng lụy với tâm linh. Như Lý Bạch,Đổ Phủ,Nguyễn Du,Hồ Dzếnh,Nguyễn Bính,Huy Cận,Bùi Giáng v.v..Trường hợp nầy có thể diển tả tạm như vầy.
    Nguyễn Du đều nhớ tất cả mọi nơi ông đi qua hay từng ở,nhớ Bắc Giang quê mẹ,nhớ Thăng Long thủa thiếu thời,nhớ Tiên Điền quê cha.
    Bùi Giáng nhớ đồi núi truông đèo Quãng Nam nơi ông lớn lên,nhớ luôn Hà Nội và chiêm bao về núi Nùng sông Nhị dù chưa hề ra HN, nhớ và khóc những nơi chốn Kiều trôi giạt như thể là chính mình trôi giạt đến đây,nói nôm na là nhớ giùm cho kẻ khác hay nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai.
    Ông bạn Việt Kiều của tôi cũng vậy,thời gian ông sống ở ngoại quốc dài hơn tại VN, lần đầu về VN sau mấy chục năm,cái gì cũng muốn nhìn, mắt luôn luôn ương ướt vì rất dể xúc động,ngay tiếng cãi lộn hàng xóm ông cũng thấy thích nghe và nói thấy dể chịu. Nhưng khi tôi và ông bàn sâu vào thì biết rằng sau nhớ quay quắt ông lại yêu xứ sở quá tử tế cho ông tỵ nạn,giống cảnh 2 quê,ông ví von như có 2 vợ , vợ nào cũng yêu đồng đều.
    Tóc tơ cũng cắt làm đôi.
    Sợi về cố quốc sợi sang xứ người
    ( Thơ của ?)
    Nhưng khi tôi đặt câu hỏi: " Nếu chiến tranh giữa Mỹ và VN ông theo phe nào". Ông trả lời không cần suy nghĩ :" Nếu VN sai theo sự suy nghĩ của tôi thì tôi sẽ tham gia lính Mỹ đánh VN".Phải hiểu ý ông là yêu VN thì vẫn yêu rào rạt nhưng đánh thì vẫn đánh.Nếu Mỹ sai thì ông trả lời :"Tôi không tham chiến đánh VN, và tôi sẽ không về VN gia nhập quân đội VN để đánh Mỹ vì Mỹ là quê hương thứ 2 của tôi".
    Chào

    TB: Còn bác Chênh ? Tôi thông cảm bác bị vợ bỏ, tôi không may mắn được vợ bỏ, nên tôi không mơ cũng chẵng nhớ gì hết ,như bác đang thèm cưới vợ khác ! Khi ấy bác tổ chức đám cưới tôi sẽ nhắc bác gởi thiệp hồng mời cái ông NẶC DANH ĐỒNG HƯƠNG , vai u thịt bắp mồ hôi dầu , lông nách 1 nạm chè tàu 1 hơi, du thủ du thực nầy dự đám cưới của bác.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Gửi bác Nặc Danh Đồng Hương!
      Người ta nói "Vai u thịt bắp, mồ hôi dầu
      Thuốc lào một nắm, Trà tàu một hơi"
      để chỉ những người chân chất,Phàm phu, tục tử" không biết thưởng thức...chứ không phải là"... lông nách một nạm,chè tàu một hơi" như bác nghĩ đâu.

      Supprimer
    2. Đồ gàn rỡ!

      Supprimer
  2. Người Việt Yêu Nước16 juin 2013 à 13:37

    Không phải bao giờ cũng có dịp để nhận ra, một giọt nước mắm cũng khiến ta nôn nao, một câu hát cũng có thể chạm vào nơi yếu nhất.
    Đúng vậy. Chà! tâm trạng này mình đã trải qua và hiểu thấu con tim.
    Về đi anh Huy Đức, dù biết về sẽ có những điều "chật vật - khó khăn" đón chờ....
    Nhưng Đất Nước đang cần chúng ta và chúng ta biết chúng ta về vì quá yêu thương và đau xót cho Đất Nước này.

    RépondreSupprimer
  3. Không biết phở "Quyền" tác giả Huy Đức đề cập trong bài viết, có phải là phở "Quyền" ở Võ Duy Nghi, Phú Nhuận không nhỉ?.

    RépondreSupprimer
  4. Huy Đức sắp về VN thật à!

    RépondreSupprimer
  5. Chào mừng anh Huy Đức trỏ lại. Mừng nhưng cũng lo cho anh khi về nơi đầy cạm bẫy của lũ lưu manh

    RépondreSupprimer
  6. Anh không về chúng sẽ bảo anh là Bùi Tín Đức.Còn anh về chúng sẽ gọi anh là Trương Duy Đức.Tôi tin anh sẽ về đàng hoàng vì anh đã đi nhiều ngày đàng,học được nhiều sàng khôn rồi mà cái này bà con đang rất cần.Những ai đi công vụ,đi làm ăn qua đủ các nước trên TG sẽ không thu lượm được nhiều hiểu biết như ngườitrong đầu luôn có câu hỏi suy ngẫm,đối chiếu.Tôi tin ở Huy Đức.Chúc thành công.

    RépondreSupprimer
  7. Đọc bài của Anh Huy Đức làm tôi xúc đông nhưng khi nghe bản nhạc Quê hương tôi laị nhớ đến câu thơ
    Quê hương là chùm khế ngọt.
    Ai cao thì hái được nhiều..
    Nói qúa đúng tình trạng xả hôi Việt Nam hiên nay...Ông nào có chức có quyền trên cao thì hái được nhiều, Chỉ Tôị cho người dân ở dưới chẳng hái được gì...

    RépondreSupprimer
  8. Thông tin này là thật thì phải ?

    Anh Huy Đức sẽ quay lại Việt Nam

    RépondreSupprimer
  9. Bác Chênh hơi sợ vênh thì phải?Cũng như bác và nhiều người đều tin HĐ là người tử tế và lo cho anh khi về nơi có một số kẻ không tử tế.Tự dưng cái FB bị ngăn,chắc hổng phải lỗi kĩ thuật đâu mà là "nỗi kĩ luật" đấy:các đầy tớ ND sợ Ôsỉn về cạnh tranh quyền phục vụ ND ấy mà Và xin hát cùng Nặc danh 14:14 là"Đón anh về mái ấm nhà vui, nhà...đá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở...".Tôi tin ở Huy Đức.

    RépondreSupprimer