25/04/2013

VỀ PHẢN ỨNG CỦA NGÂN HÀNG NN ĐỐI VỚI BÀI BÁO ĐINH CỦA BÁO THANH NIÊN


Trước khi đặt bút viết còm ment này, tôi xem rất kỹ bài viết “ Rửa vàng bằng cơ chế” của tác giả Nguyên Hằng trên Thanh Niên Online, và sau đó bài phản hồi “Quản lý Thị trường vàng đúng qui định của Pháp luật” của Ngân hàng Nhà nước.
1. Trước tiên, tôi đã kiểm tra lại các số liệu thống kê về vàng VN từ Hiệp hội vàng Thế giới (World Gold Council) mà tác giả NH dùng nó làm cơ sở để đưa ra các suy luận của mình. Nếu ai có thời gian và hiểu chút tiếng Anh, có thể tham khảo đường link này :
Tiếp đó, download phần “Gold demand trends Q4 and Full year 2012” thì sẽ thấy tập tài liệu thống kê quan trọng mà tác giả Nguyên Hằng dùng làm cơ sở cho bài viết.

Nhận xét trước tiên của tôi, các số liệu thống kê mà tác giả đưa ra khá phù hợp với số liệu thống kê của Hiệp Hội VTG.
Tại trang 23 tài liệu nêu trên, có bảng “Consumer demand in selected countries : four quarters total”, dòng Việt nam có ghi tổng giá trị “consumer demand” của vàng nữ trang năm 2011 và năm 2012 là 634 triệu USD và 610 triệu USD ; của vàng thỏi là 4 tỉ661triệu USD và 3 tỉ 621 triệu USD
Các con số tương ứng của tác giả trong bài báo ghi là 634 triệu, 666 triệu, 4tỉ 661 triệu và hơn 4tì. Khá phù hợp với các tài liệu thống kê tôi tìm thấy trên mạng nói trên.
2. Dựa trên số liệu này, sau đó tác giả Nguyên Hằng đối chiếu với thực tế là “TRONG SUỐT HAI NĂM 2011 VÀ 2012, NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM KHÔNG CẤP PHÉP CHO BẤT CỨ ĐƠN VỊ NÀO ĐỂ NHẬP KHẨU VÀNG NƯ TRANG VÀ VÀNG THỎI”, tác giả Nguyên Hằng đã đặt vấn đề :
a. theo số liệu trên, đã có tổng cộng khoảng gần 10 tỷ USD vàng nữ trang và vàng thỏi được nhập vào VN trong 2 năm 2011 và 2012. Vậy chúng được nhập vào bằng cách nào, khi không có phép của NHNN ?
b. nếu là nhập lậu, thì vừa qua tạm xuất ra nước ngoài sau đó nhập trở lại để bán đấu giá, có phải là một cách để hợp pháp hóa số vàng đã nhập lậu trên ? hay nói khác đi là “Rửa” vàng
c. ngoài ra, tác giả Nguyên hằng còn nêu ra một số hệ quả xấu khác từ việc nhập lậu trên nếu có, và khả năng sắp tới sẽ còn tiếp tục rửa cho hết số vàng nhập lậu trước đây, bằng cách tạm xuất tái nhập trở lại, gia công thành vàng SJC… Những vấn đề nhỏ này tôi không bàn đến ở đây
3. Tôi cũng đọc qua phản hồi của Ngân hàng Nhà nước trong bài “Quản lý thị trường vàng đúng qui định pháp luật”, chủ yếu trong đó Ngân hàng NN không công nhận con số tác giả NH đưa ra là con số vàng đã nhập khẩu thực tế , mà chỉ là con số ước tính về nhu cầu vàng !
Sau đó báo TN vội vàng có đính chính cho rằng phóng viên của mình đã hiểu nhầm, dịch nhầm từ tài liệu nước ngoài.
4. Về việc này, tôi xin có ý kiến như sau :
a. Mấu chốt vấn đề là ở cụm từ “consumer demand” nêu trong các báo cáo thống kê của Hiệp hội vàng thế giới, phải hiểu như thế nào đây : chỉ là ước tính (theo cách ngụy biện của NHNN) hay là con số nhập khẩu thực (theo cách hiểu và phân tích của phóng viên) ?
b. tại trang 29 trong tập tài liệu thông kê mà tôi trích ở trên, có định nghĩa rất rõ ràng khái niệm “Consumer demand” : đó là số lượng vàng thực mua của một quốc gia và thực tế do cá nhân sở hữu. Hoàn toàn không có chỗ nào nói là ước tính (estimated, expected, forecast, …)
c, Hơn nữa, ngay trong trang 1 của tập tài liệu nêu trên (phát hành mới nhất tháng 3/2013), tất cả các “demand” (nhu cầu) của năm 2011 và 2012 sao lại đến bây giờ là năm 2013 mới công bố “ước tính” ? tại sao nếu “demand” là ước tính thì đến nay là tháng 4/2013 lại chưa có ước tính của cả năm 2013 , 2014…. , (số “ước tính” mới nhất của HHVTG là số cuối năm 2012 ? ) Nếu ai biết tiếng Anh, đọc kỷ trang 1 và trang 29, cộng với trang 23 tài liệu này thì điều hiểu “demand” (nhu cầu) này là gì ? ước tính hay là số thực tế ?
Điều này quá dễ dàng để kiểm chứng, cứ việc chính thức gửi Công văn hỏi Hiệp Hội vàng thế giới thì sẽ có trả lời ngay thôi ! vấn đề là dám hỏi hay không ? và nếu hỏi thì người ta lại ngạc nhiên về trình độ Anh Ngữ của Ngân hàng Nhà nước VN !
d. Cuối cùng, lần đầu tiên tôi giật mình và phải khen ngợi một phóng viên nhà báo, sao lại có kiến thức khá sâu về kinh tế tài chính như vậy ? biết tìm các số liệu thống kê nhập khẩu vàng dù NHNN không công bố ? biết từ các con số thống kế đó để đối chiếu với thực tế mà có một suy luận khá bất ngờ ? có nhân vật nội bộ nào trong sự việc này tại NHNN đã rò rỉ tài liệu và phân tích cho phóng viên viết bài ?
Hèn gì mà NHNN có một động tác cũng gây ngạc nhiên không kém. Đây quả là một sự việc vô cùng lớn, những trình bày trong phần còm trên đây của tôi chỉ rất đơn sơ, tổng quát của một cá nhân. Phải cả một tổ chức lớn vào cuộc, và mong kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước vào cuộc, thì mới mong tìm ra sự thật của vấn đề, dù là nó đã khá rõ ràng như phân tích của phóng viên, và nhận xét của riêng tôi.
(P/S : Đây là quyền nhận xét của cá nhân tôi, mong rằng Ngân hàng NN đừng nhờ Bộ CA, ở đây là các anh CAM vào cuộc, tôi sợ lắm đó)
Theo Ba Sam


Bài báo của Thanh Niên chỉ sai về mặt kỹ thuật, về bản chất không có gì sai cả
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phản ứng mạnh bài ‘Rửa’ vàng bằng cơ chế đăng trên báo Thanh Niên ngày 24-4 đến nỗi báo này phải rút bài xuống, hôm sau thì đăng đính chính trên báo in.
Vấn đề được NHNN đẩy đến chỗ hình sự hóa khi mời Bộ Công an (Tổng cục An ninh II) “cùng xử lý thông tin rửa vàng”, tạo một tiền lệ chưa từng có.
Bình tĩnh đọc lại bài báo trên báo Thanh Niên thì thấy căn cứ để tác giả nêu ra các con số nhập lậu vàng vào Việt Nam trong các năm qua là một báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới. Theo đó, bài báo cho rằng Việt Nam đã nhập khẩu 87,8 tấn vàng thỏi trị giá 4,561 tỷ đô-la vào năm 2011; 75,2 tấn vàng thỏi trị giá trên 4 tỷ đô-la vào năm 2012. Với vàng nữ trang thì ít hơn, năm 2011 nhập năm 2011 là 13 tấn, năm 2012 thêm 12,5 tấn nữa.
Cái sai về mặt kỹ thuật ở đây là báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới dùng khái niệm “gold demand”, tức nhu cầu vàng, được họ định nghĩa là “tổng lượng vàng nữ trang và vàng miếng tiêu thụ trong cả nước”. Nhu cầu vàng này được ước tính dựa trên cung vàng từ các nguồn, gồm vàng chế tác và vàng nhập từ các nguồn không chính thức. Nói tóm lại, họ lấy các con số do các công ty vàng bạc lớn của cả nước bán ra trong năm để ước tính ra “demand” (cầu vàng), còn các công ty này lấy vàng từ đâu thì họ không quan tâm (vì cũng chẳng biết). Vàng đó có thể từ nhập lậu, cũng có thể từ các dạng vàng khác dập thành vàng miếng hoặc vàng nguyên liệu nhập từ trước.
Ví dụ theo thông tin trên trang web của SJC, doanh thu của SJC năm 2010 là 4,27 tỷ đô-la, năm 2011 là 5,28 tỷ đô-la (khoảng 100 tấn giá lúc đó), chủ yếu là nhờ mua bán vàng miếng ra thị trường. Lưu ý là doanh thu này không có nghĩa SJC bán ra 100 tấn mà có thể xoay vòng nhiều lần, mua vào rồi bán ra nhưng cuối cùng cũng tính thành nhu cầu tiêu thụ vàng của toàn thị trường. Nhưng vàng nguyên liệu ở đâu ra để bán? Có thể từ nhập khẩu, có thể từ mua vàng đủ loại trên thị trường (từ chuyên môn là scrap gold) về chế biến thành vàng bốn số chín.
Vậy nếu bài báo nói những con số này là nhu cầu vàng, trong đó một tỷ lệ nào đó là từ vàng nhập lậu thì hoàn toàn chính xác, không cãi vào đâu được. Vàng nhập lậu tác động lên tỷ giá là chuyện ai cũng biết nên đoạn tiếp theo cũng không có gì sai cả.
Bây giờ đến đoạn quan trọng nhất là câu “hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để ‘rửa’ số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào Việt Nam”. Chỉ cần biên tập bỏ chữ khổng lồ (vì như đã nói ở trên là không xác định được khối lượng vàng nhập lậu là bao nhiêu) thì câu này đâu có cáo buộc trực tiếp NHNN điều gì đâu. Bài báo chỉ nói đến khả năng người khác trục lợi do chính sách chứ đâu nói chính sách là nhằm rửa vàng lậu?
Tôi đã từng phê phán chính sách cho tạm xuất tái nhập vàng rồi nên ở đây không nhắc lại nữa nhưng rõ ràng chính sách này dễ bị một bên khác lợi dụng để hưởng lợi nhiều cách, kể cả không loại trừ khả năng hợp thức hóa vàng lậu nhập trước đó (dù số lượng có thể ít) mà NHNN không biết.
Nếu NHNN là nơi muốn lắng nghe dư luận để điều chỉnh chính sách thì đây là dịp rất tốt để hiểu thị trường bên ngoài đang nghĩ như thế nào về mình, công tác tuyên truyền còn yếu ra sao để họ hiểu nhầm như thế ấy, chứ tại sao lại hình sự hóa vấn đề lên như thế? Lắng nghe như thế biết đâu là nguồn thông tin để NHNN rà soát lại chính sách xem có để ai lợi dụng không chứ chưa gì đã phủ định hết sạch như thế thì chủ quan quá.
Chính sách liên quan đến vàng đang tiếp tục nhận những phê bình của công luận. Dù báo Thanh Niên có đính chính thì báo Pháp Luật TPHCM lại có bài “Thị trường vàng: Nguy cấp! Điều hành vàng: Thất bại!” (Với câu dẫn rất ấn tượng: Thanh tra cần làm rõ: Vàng lậu vào VN là bao nhiêu? Đấu giá vàng và tạo ra tình hình độc quyền thương hiệu để làm gì?); báo Tuổi Trẻ thì có bài “Ai mua hơn 12 tấn vàng đấu thầu?” đặt vấn đề NHNN đã tung ra hơn 12 tấn vàng nhưng giá vàng trong nước không những không giảm mà ngày càng bỏ xa giá vàng thế giới.
Đâu có thể “méc” bên Bộ Công an hết được!
NVP

9 commentaires:

  1. Nghe cái bản tin về phản ứng của NHNN, tuy tôi chẳng hiểu gì về chuyện vàng vọt nhưng cái cách phản ứng của NHNN khiến tôi nhớ đến câu thành ngữ rất là quen của người Việt ta: Gái đĩ già mồm. Hoặc, Vừa ăn cướp vừa la làng...

    RépondreSupprimer
  2. alô alô alô...nhân danh người đã từng rất nhiều lần điều khiển gian lận trong bầu cử, xin thông báo: Từ trước đến nay ở VN không có khiếu nại gian lận bầu cử bao giờ. Việc bỏ phiếu tín nhiệm các lãnh đạo cao nhất ở Quốc Hội vào tháng năm tới đây rất dễ gian lận. Chỉ khi nào công khai cách thức bỏ phiếu,chọn tổ kiểm phiếu bằng bắt thăm ngẫu nhiên ngay trước giờ bỏ phiếu, công khai kết quả ngay sau kiểm phiếu, thì may ra mới tránh được gian lận. Nếu lấy phiếu bằng bấm nút điện tử như trước đây thì kết quả sẽ theo ý muốn của 1 người nào đó là rất đơn giản. Nếu phiếu bầu mà có phải ghi danh người bỏ phiếu thì họ lại sợ trù dập mà ko dám ko bầu. Nếu ko công bằng thì bỏ phiếu cũng là thừa mà thôi...alô, alô, alô...

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Đại biểu Quốc hội mà cũng sợ trù dập à ! Vậy lấy ai xứng đáng đại biểu cho dân đây? chẳng lẽ mời mấy ông ở Bộ Chính trị.

      Supprimer
  3. Ông Bá Thanh nói hay lắm , nhưng chưa thấy ông hỏi thăm "sức khỏe" ngài Thống đốc ?

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Chắc là ô. Bá "miệng hùm gan sứa"! Ông ta hô"hốt liền" chỉ là hốt đám 'cò con' thôi, phải ko các bạn đoc! Như thế ông ta ko dám hốt, hay là ko muốn hốt mà muốn thỏa hiêp?!!

      Supprimer
  4. Hoan hô t.giả NVP, Ba sam & đ. biêt 'còm' có thông tin & phân tích lập luận phản biện quá hay của độc giả "ccorectorr.."
    TUYET HƠN NỮA ở CÁCH ĐẶT VẤN ĐỀ như thế này! Admire "critical thinking' của phần COMMENT của ĐỌC GIẢ 'CCORRECTORR.."
    Cuối cùng, lần đầu tiên tôi giật mình và phải khen ngợi một phóng viên nhà báo, sao lại có kiến thức khá sâu về kinh tế tài chính như vậy ? biết tìm các số liệu thống kê nhập khẩu vàng dù NHNN không công bố ? biết từ các con số thống kế đó để đối chiếu với thực tế mà có một suy luận khá bất ngờ ? có nhân vật nội bộ nào trong sự việc này tại NHNN đã rò rỉ tài liệu và phân tích cho phóng viên viết bài ?

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Tự nhiên luôn biết cách vận động mà chẳng ai bưng bít nổi. Lão Nixon kia còn không diếm được vụ Watergate.

      Supprimer
    2. ĐỘC QUYỀN THỐI NÁT: Hai vợ chồng thuyền chài nọ ở đầu dòng, nuôi 1 mẹ già. Môt hôm thả lưới về thấy mất mẹ, đoán mẹ chết đuối. Xuôi dòng gặp anh thuyền chài ở cuối dòng vớt được xác bà cụ, vướng toòng teng trong vó. Thương lượng để chuộc xác mẹ về chôn: người bán đòi 5 triệu, kẻ mua chỉ trả 3 triệu, không ngả giá được. Hai bên đều đi hỏi tư vấn kinh tế. Tư vấn phán: -Bên mua chớ lên giá, vì anh "độc quyền" mua, không bán cho anh, họ bán cho ai. -Bên bán chớ hạ giá, vì anh "độc quyền" bán, họ muốn mua xác mẹ họ, chỉ anh có. Hai bên giằng giá, mấy ngày sau xác bà cụ thối rữa ! (kể lại)

      Supprimer