20/09/2012

PHẢN BIỆN NHÀ BÁO

                                                               THÀNH ĐỒNG NGUYÊN GIÁP

Đối với cá nhân tôi, khó mà nói là nghề nhà báo thì cao quý hơn nghề
nấu ăn, làm nông, tài xế, kinh doanh, bảo vệ hay cơ khí… Mỗi nghề mang
lại mỗi giá trị cần thiết cho xã hội. Chức phận cao quý của nghề tài
xế là phải đưa người / hàng đảm bảo an toàn, đúng luật và đúng giờ. Đó
là đạo đức nghề nghiệp. Tôi thích kết bạn thân ruột thịt với anh tài
xế bình thường hơn là một anh nhà báo nổi tiếng & ba hoa. Tôi cũng
không nghĩ là làm nghề nhà báo thì biết nhiều hơn nếu như anh ta chỉ
đọc lại hay lượm lặt đâu đó rồi tổ chức lại thành 1 bản tin của mình.



Do vị trí nghề nghiệp, kỹ năng và phương tiện nghề nghiệp, đương nhiên
nhà báo dễ làm cho mọi người biết đến mình, khả năng và những việc
mình làm hơn anh tài xế & những người khác. Nhà báo thì đưa tin và tạo
tin. Họ ảnh hưởng đến số đông công chúng. Họ càng trở nên đặc biệt hơn
trong một cộng đồng xã hội bị bưng bít thông tin & hạn chế tối đa tự
do ngôn luận. Có lúc doanh nghiệp & dân chúng bình thường sợ nhà báo
còn hơn sợ công an. Có phải vì điều này mà nhà báo được mọi người xếp
vào nhóm ‘quyền lực thứ 4’ – ngang hàng với quyền lực lập pháp / hành
pháp / tư pháp đang vận hành xã hội?
Đúng và không đúng, vẫn theo quan điểm riêng cá nhân tôi. Đúng,
(1)     khi mà họ phản ánh các sự thật, các giá trị / nguyện vọng của cộng
đồng xã hội và không bị ảnh hưởng bởi các thế lực bóp méo nào;
(2)     họ đại diện cho các lợi ích chung của cộng đồng xã hội mà họ đang
cùng sống và mưu cầu hạnh phúc & phát triển – không phải riêng cho một
cá nhân hay một nhóm nhỏ nào hết hay một thế lực bên ngoài cố gắng
khuynh đảo;
(3)     họ phải là người có nhân cách và bản lĩnh đủ bền để có thể bảo vệ
sự thật, giữ vững quan điểm & tầm nhìn và không để các tác động lợi
ích ích kỷ bẻ cong ngòi bút, góc nhìn của họ;
(4)     họ cần phải có phương tiện - không bị hạn chế bởi các khuôn khổ
triệt tiêu sự thật, để truyền đạt trọn vẹn thông điệp.

700 tờ báo được khuôn mẫu hình thành bởi các cơ quan công quyền cùng
với hàng ngàn nhà báo có thẻ thuộc hội nhà báo được giám sát & định
hướng thường xuyên bởi Bộ TTTT, Ban Tuyên giáo, các cấp ủy đảng &
chính quyền. Vài trăm nhà báo tự do khác đưa tin trên phương tiện
internet bị can thiệp. Một số khác thì lén lút thiếu kiểm chứng. Vậy
thì làm sao mà có thể gọi là quyền lực thứ 4 – quyền lực công chúng &
sự thật?

Cũng giống như nghề tài xế, nếu nhà báo không đảm bảo được các chức
phận của mình thì không thể gọi là “nhà báo cao quý” hay “quyền lực”
này nọ. Anh có làm được gì đâu, ngoại trừ đưa các tin theo định hướng
sẵn hoặc các việc lẻ tẻ ngắt khúc và các tranh cãi hơn thua cỏn con về
quan điểm này nọ. Một nhúm nhỏ mà các anh còn không gắn kết được thì
hi vọng gì đến việc bảo vệ sự thật, lẽ phải, các giá trị con người &
đấu tranh cho sự thịnh vượng của 90 triệu dân – cái cộng động mà các
anh đang cùng mưu sống. Một số thì ba hoa chích chòe và xây dựng hình
ảnh cá nhân hỡm để mưu cầu cho các mục tiêu ích kỉ.

Các anh thử xem kỹ lại mình xem. Phần lớn các anh như những con cua có
nhiều càng – mỗi càng là một cây viết mà các anh sử dụng cho các mục
đích khác nhau vì các lợi ích khác nhau. Rồi các anh không thể gom lại
với nhau vì vướng viu các cái càng. Rõ khổ!

3 commentaires:

  1. Chỉ sửa vài lỗi đánh máy thôi! BÀI HAY

    Cũng giống như nghề tài xế, nếu nhà báo không đảm bảo được các chức
    phận của mình thì không thể gọi là “nhà báo cao quý” hay “quyền lực”
    này nọ. Anh có làm được gì đâu, ngoại trừ đưa các tin theo định hướng
    sẵn hoặc các việc lẻ tẻ ngắt khúc và các tranh cải (CÃI) hơn thua cỏn con về
    quan điểm này nọ. Một nhúm nhỏ mà các anh còn không gắn kết được thì
    hi vọng gì đến việc bảo vệ sự thật, lẻ (LẼ) phải, các giá trị con người &
    đấu tranh cho sự thịnh vượng của 90 triệu dân – cái cộng động (ĐỒNG) mà các
    anh đang cùng mưu sống. Một số thì ba hoa chích chòe và xây dựng hình
    ảnh cá nhân hỡm để mưu cầu cho các mục tiêu ích kỹ (KỶ.

    Các anh thử xem kỹ lại mình xem. Phần lớn các anh như những con cua có
    nhiều càng – mỗi càng là một cây viết mà các anh sử dụng cho các mục
    đích khác nhau vì các lợi ích khác nhau. Rồi các anh không thể gôm lại
    với nhau vì vướng viếu (VÍU) các cái càng. Rõ khổ!

    RépondreSupprimer
  2. Một bài viết hay sâu sắc, nên đọc Đặc biệt là các nhà báo

    RépondreSupprimer
  3. Bác Chênh dạo này viết hay nhỉ! Hy vọng một ngày bác nhận được giải "Cây bút vàng"

    RépondreSupprimer