25/05/2012

Mỹ chỉ trích VN hạn chế tự do ngôn luận


Hình minh họa
Báo cáo nói chính phủ Việt Nam giám sát các hoạt động Internet
Báo cáo thường niên về nhân quyền thế giới của Bộ Ngoại giao Mỹ, vừa công bố thứ Năm 24/5, nói chính phủ Việt Nam "tiếp tục dùng các điều khoản an ninh quốc gia và chống vu khống rộng khắp để hạn chế" tự do ngôn luận, trong đó có tự do báo chí.
Các phóng viên nước ngoài vẫn phải đóng ở Hà Nội, ngoại trừ một trường hợp ngoại lệ của một phóng viên chỉ tường thuật chủ đề kinh tế thì được sống ở TP. HCM, theo phúc trình nhìn lại một năm ở Việt Nam.

Bấm Phúc trình cho biết các phóng viên nước ngoài phải xin lại visa mỗi ba hay sáu tháng. Số lượng nhân viên nước ngoài cũng bị hạn chế, và nhân viên người Việt phải đăng ký với Bộ Ngoại giao.
Thủ tục thuê phóng viên, người chụp ảnh là người Việt được nói là "tiếp tục nhiêu khê".
Nhiều phóng viên cho các hãng nước ngoài cho hay họ bị an ninh quấy rầy, đe dọa không cấp visa nếu "còn làm các tin về chủ đề nhạy cảm".
Báo cáo của Mỹ cũng đề cập các trường hợp cây bút người Việt bị "tấn công hoặc đe dọa" trong năm qua.
Nói về báo chí chính thống, phúc trình cho biết "tổng biên tập trang web Sài Gòn Tiếp Thị bị buộc rời chức vụ sau khi đăng những bài nhạy cảm cuối năm 2010".
Theo phía Mỹ, ông Nguyễn Anh Tuấn, người sáng lập và là tổng biên tập trang VietnamNet, "bị gây sức ép phải từ chức" tháng Hai năm ngoái.
Tự do Internet
Báo cáo nói mặc dù người dân ngày càng dễ tiếp cận Internet hơn, nhưng chính phủ "theo dõi email, tìm những từ nhạy cảm, và kiểm soát nội dung Internet".
Về các điều luật và quy định, Mỹ ghi nhận các công ty Internet toàn cầu mở blog hoạt động trong nước phải báo cáo với chính quyền sáu tháng một lần. Nếu được yêu cầu, họ phải cung cấp thông tin về các blogger.
Phía Mỹ cho biết chính phủ Việt Nam "dường như dỡ bỏ hầu hết hạn chế đối với trang web VOA, mặc dù tiếp tục chặn RFA trong phần lớn thời gian".
"Trang web BBC tiếng Việt và tiếng Anh có những lúc bị chặn trong năm," theo báo cáo.
Báo cáo cho biết ít nhất chín blogger bị bắt trong năm qua, và nhắc đến trường hợp các thanh niên Công giáo tại tỉnh Nghệ An bị bắt.
Cũng trong ngày 24/5, bốn trong số những người này đã bị các mức án khác nhau trong phiên tòa một ngày ở Vinh, Nghệ An.
Về tự do học thuật, Mỹ ghi nhận các học giả nước ngoài "được phép thảo luận các chủ đề phi chính trị một cách rộng rãi và tự do trong lớp, nhưng người quan sát của chính quyền thường xuyên dự các lớp của cả người nước ngoài và người Việt".
Các ấn phẩm học thuật "thường phản ánh quan điểm của Đảng Cộng sản và chính phủ". Các tổ chức khoa học kỹ thuật vẫn bị cấm không được "công khai chỉ trích chính sách của Đảng và nhà nước".
Giới nghệ sĩ "được phép có nhiều quyền chọn chủ đề tác phẩm hơn so với các năm trước", trong khi các đại học cũng có thêm tự chủ đối với các chương trình hợp tác và trao đổi quốc tế.
Báo cáo nhắc đến sự trấn áp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hè 2011, với ví dụ đoạn phim trên mạng cho thấy cảnh Đại úy Minh, một công an thành phố Hà Nội, đạp vào mặt người biểu tình.
Phía Mỹ cho hay ban đầu người này bị tạm đình chỉ công tác, nhưng sau đó đã được phục chức.
Báo cáo cũng cho rằng vào tháng 11, "an ninh mặc thường phục đã đánh và tạm giữ khoảng 30 học viên Pháp Luân Công" khi họ biểu tình trước Sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội.
Bấm Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Năm 24/5 nói các vấn đề nhân quyền lớn nhất tại Việt Nam là sự hạn chế quyền chính trị của người dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ; tăng cường biện pháp hạn chế tự do dân sự; và tham nhũng trong hệ thống tòa án và cảnh sát.
Việt Nam chưa đưa ra phản ứng, nhưng báo cáo của Mỹ viết "chính phủ chỉ trích hầu hết các tuyên bố về nhân quyền và tôn giáo của các tổ chức phi chính phủ và chính phủ nước ngoài".
Theo BBC

9 commentaires:

  1. Yêu sự thật25 mai 2012 à 11:20

    Thế nào thì ông Lê Thanh Nghị cũng đăng đàn cực lực "phán đối báo cáo sai sự thật, thiếu khách quan, can thiệp công việc nội bộ của VN,đi ngược lại,..."

    RépondreSupprimer
  2. Người Phát Ngôn25 mai 2012 à 13:18

    Báo cáo thường niên về nhân quyền thế giới của Bộ Ngoại giao Mỹ, vừa công bố thứ Năm 24/5, nói chính phủ Việt Nam "tiếp tục dùng các điều khoản an ninh quốc gia và chống vu khống rộng khắp để hạn chế" tự do ngôn luận, trong đó có tự do báo chí.

    Người phát ngôn được phép tuyên bố:
    Việt Nam là nước XHCN
    có nền dân chủ XHCN
    dân chủ gấp vạn lần
    dân chủ tư bản giãy chết
    kể cả nước Mỹ.

    Bịa đặt,
    Bịa đặt,
    muôn năm!

    RépondreSupprimer
  3. TMĐ: Xem xong,HNC xóa còm này ngay nhé! Trên Ngươì Lao Động Điện Tử,tại Vân Nam,Trung Quốc vừa phát hiện lò mỗ thịt thiếu niên,trên 10 em là nạn nhân,chủ lò tên họ Trương gọi là thịt đà điểu,tiêu thụ một thời gian dài ngoài chợ!!!

    RépondreSupprimer
  4. Nguyễn An Liên25 mai 2012 à 21:48

    Lãnh đạo Việt Nam đã điếc rồi ! Chấp nhận nghe chửi bới, ngậm miệng ăn tiền !

    RépondreSupprimer
  5. Anh Chênh,
    Hôm qua vào blog của anh thấy bị gở mất tiêu, tưởng anh đã "rửa tay gác kiếm", lòng thấy buồn buồn nhưng sáng nay thấy blog của anh vẫn còn, đâm ra lòng thấy vui vui. Còn chuyện Mỹ chỉ trích VN hạn chế ngôn luận thì ai cũng biết nhưng nó vẫn xãy ra. Trong thập niên 70, khi đại sứ Hoa Kỳ Bunker tuyên bố tại Sài gòn đối với những thanh niên, sinh viên, học sinh biễu tình rằng "ánh sáng văn minh chưa đến với dân tộc của các bạn..." lập tức phe ta biễu tình phản đối, đốt xe búa xua... vì tự ái dân tộc. Theo ý kiến riêng của tôi thì lời tuyên bố ấy áp dụng cho VN bây giờ mới đúng. Chúc anh một cuối tuần vui vẽ.

    RépondreSupprimer
  6. Tôi là công dân Việt nam .
    Tôi không được phép bày tỏ chính kiến của mình .
    Nói trái ý đảng có nghĩa là phạm tội chống nhà nước .
    Báo cáo của bộ ngoại giao Mỹ rất đúng thực tế .

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Bạn Thái Bình ạ,

      VN và chế độ cộng sản hiện nay đang thi hành một chế độ dân chủ hơn vạn lần dân chủ của tư bản mà. Bà Phó chủ tịch Doan đã nói rồi.

      Nhưng đây là dân chủ kiểu VN, kiểu cộng sản, kiểu XHCN bạn ạ. Còn thế giới thế nào thì kệ họ tuy rằng VN đã ký công ước về quyền con người. Ký là một chuyện còn thực thi hay không đối với VN không cần biết.

      Thế có hay không chứ!

      Supprimer
  7. TMĐ:
    Hình như anh Chênh sửa lại nhà?So với nhà mới sửa,nhà cũ đẹp và sắp xếp khoa học hơn nhiều.Vào nhà mới sửa,tốc độ đường truyền chậm lắm,giật liên tục,có khi xem rất khó.Thông tin để anh rõ và tìm cách gì đó để nhà Anh và cũng là nhà của đông đảo bạn bè được ổn định.Vậy Anh nhé.

    RépondreSupprimer
  8. Đau lòng với ‘Vietnamese style’
    Cụm từ Vietnamese style trong tiếng Anh có nghĩa là phong cách Việt Nam hay kiểu Việt Nam. Nhưng khi làm việc với nhiều người nước ngoài bạn sẽ thấy họ dùng thuật ngữ Vietnamese style hoàn toàn khác. Nghĩa của nó mang tính miệt thị và khó chịu.
    > Đừng quá “tự sướng” về phẩm chất người Việt

    Vietnamese style là một thuật ngữ hết sức bình thường như người Việt vẫn thường nói. Ví dụ như anh ấy lịch sự theo phong cách Hà Nội, cô ta ngọt ngào kiểu Sài Gòn, ông ta ngây thơ kiểu nhà quê…

    Nhưng khi làm việc với nhiều người nước ngoài bạn sẽ thấy họ dùng thuật ngữ Vietnamese style hoàn toàn khác. Nghĩa của nó mang tính miệt thị và khó chịu.

    Chẳng hạn khi công việc bê trễ họ nói Vietnamese style! Tắc đường Vietnamese style! Quan chức nhũng nhiễu Vietnamese style! Trễ giờ Vietnamese style! Bất đồng quan điểm Vietnamese style!…

    Ngay trong các hội nghị hay các cuộc đàm phán chính thức để ký hợp đồng kinh tế nhiều người nước ngoài cũng không bỏ thói quen buông ra câu Vietnamese style! Thậm chí khi bị một cô gái Việt Nam từ chối cũng kêu lên Vietnamese style!

    Người Việt chúng ta với lòng tự trọng chắc chắn ai cũng rất khó chịu khi nghe những câu này.

    Vậy chúng ta đã làm gì để đến nông nỗi này? đảng CSVN cần trả lời câu hỏi này-có lẻ họ bị chột mắt nên không còn thấy nữa.
    Lý Quang Diệu kêu gọi : Hãy đến thăm VN thế giới đã vượt qua họ-có ai đó trong hàng ngủ lãnh đạo của đảng xót xa không?
    Thế giới coi thường lãnh đạo đảng csvn-đảng nghĩ gì về điều này? Hay chỉ cần ăn nhiều trước khi chết là đủ.

    RépondreSupprimer