27/09/2011

THỊ TRẤN HẢI VÂN QUAN

Thiên hạ đệ nhất Hùng Quan vô cùng đẹp lại có thêm một công trình ốp gạch men vệ sinh  án phía trước
(ảnh Hồ Trung Tú)


Tính cục bộ địa phương chưa bao giờ được đẩy lên cao như thời đại nầy, đã gây ra biết bao chuyện không hay giữa địa phương nầy với địa phương khác.
Đáng lẻ vào thời văn minh, khi cả thế giới đang xít lại gần nhau, người trong nước ở bất cứ địa phương nào cũng có thể giao tiếp với nhau dễ dàng và tức thì, thì hà cớ gì tính cục bộ cổ xưa lại không lụi tàn bớt đi mà còn tăng lên hơn. Do cơ chế Đảng bộ địa phương chăng? Các nhà nghiên cứu về lĩnh vực nầy nên nghiên cứu tìm ra câu trả lời để có được phương thuốc chữa trị hữu hiệu căn bệnh cục bộ trầm kha.
Gì mà một cái đỉnh Hải Vân chưa đến 1000 mét vuông mà Đà Nẵng và Thừa Thiên- Huế trong mấy chục năm qua, không nghĩ ra được phương thức hợp tác hữu ích ngoài việc tính toán chuyện tranh giành. Sao không tranh nhau ra lấy lại Hoàng Sa!  Đất nước là của chung, địa giới hành chánh chỉ là quy ước phân chia trách nhiệm có tính tạm thời, giao hẳn cho bên nào trách nhiệm quản lý đâu có gì ghê gướm. Có phải là giao cho nước ngoài đâu mà phải sống chết tranh đấu tới cùng với nhau. Hai địa phương không thỏa thuận được thì một Nhà Nước trung ương đầy quyền lực như nhà nước ta lại không làm được chuyện đó hay sao?

26/09/2011

HẢI VÂN CỦA AI?

                                                        HỒ TRUNG TÚ
Đường ranh giới giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế xác định theo đường phân thuỷ trên đỉnh dãy Hải Vân, tức nước chảy về phía nào thì phần đất ấy thuộc địa phương đó. Chính vì vậy mà sinh chuyện. Đỉnh đèo Hải Vân chỉ rộng không tới ngàn mét vuông nhưng cùng lúc cả hai địa phương Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế đều khẳng định Hải Vân là của mình và xác định "chủ quyền" ở đây bằng các tấm pa nô, áp phích riêng. Trên phần Thừa 

25/09/2011

CHÚNG NÓ PHÒ TÀU...

Huỳnh Ngọc Chênh
Vừa rồi về Đà Nẵng ghé qua làng Trung Lương quê tôi, tôi gặp chú. Chú ngồi trước cửa căn nhà sắp giải tỏa nhìn ra cánh đồng lúa của chú đang được san lấp thành đất nền với ánh mắt buồn buồn. Tau biết thế này hồi trước chẳng theo chúng nó làm gì cho khổ thân. Lời chú phát ra như một tiếng thở dài cho thoát ra cái gì đó  có chút âm hưởng của sự căm giận trong lòng.
Tôi nghĩ chú buồn cho các mảnh ruộng và ngôi nhà của mình bị giải tỏa với mức đền bù chẳng đủ đâu vào đâu nên an ủi động viên: Thì chú được lên ở chỗ mới khang trang... Chú ngắt lời: Rồi ngồi đó nhìn ra đường mà sống hả? Tau cả đời làm nông chừ về già sống được cũng nhờ vào chút vườn, miếng ruộng. Rồi ngừng lại một lát, chú buông thêm một câu: Nhưng tau có chấp chi chuyện đó.

THAY LỜI CHÚC MỪNG SINH NHẬT BÁC NHẠC SỸ TÔ HẢI


Nhạc sỹ Tô Hải là người tôi mến mộ. Ông gây ấn tượng cho tôi nhất là khi thấy hình ảnh ông hăng hái cùng các bạn trẻ đi biểu tình chống Trung Quốc vào tháng 12.2007. Thay cho lời chúc mừng sinh nhật 84-85 tôi xin chép lại bài viết của ông nhân ngày sinh nhật, một bài viết với nhiều chi tiết thật cảm động, cùng với tất cả những chúc tụng qua phản hồi, cũng rất cảm động và chân thành
Thứ bảy 24 tháng 9 /2011
Một ngày sinh nhật vui ít buồn nhiều

Cách đây đúng 84 năm có một thằng bé… nhắm mắt chào đời,
miệng cười sằng sặc tại nhà thương Hàng Đồng Hà-Nội…Thằng bé
đó chính là t. Nó cười vì không khóc được do nghẹt thở mà chỉ ằng
 ặc như tiếng cười từ trong cổ họng !Nó chỉ oa oa ba tiếng khi bị xách
ngược rồi phát nhiều cái vào mông ! Và cái sự ra đời khá đặc biệt này
đã ám vào số phận tớ suốt cuộc đời Chỉ khi bị đau ra trò mới chịu há
miệng!

24/09/2011

AI TIẾP KIẾN AI?

Tôi vốn lờ mờ về chữ nghĩa, văn phạm và chính tả do hồi bé học trường làng thời đói nghèo những năm tiểu học, học không đến nơi đến chốn. Thú thật sau nầy viết không sai lắm về văn phạm Tiếng Việt là nhờ vào học ngoại ngữ. Nhân đây cũng xin lỗi mọi người bỏ qua cho khi đọc những bài viết trên blog của tôi thỉnh thoảng có chỗ sai chính tả. Do vậy khi có ai bàn chuyện chữ nghĩa tôi hay quan tâm để học hỏi. Cái vụ "tiếp kiến" là nội dung chính của bài viết dưới đây, tôi khá lờ mờ. Qua anh Phạm Viết Đào rồi sau đó là Chị Phương Anh trên Blog Anh Vũ bàn qua tán lại làm tôi sáng ra. Tôi đồng ý với chị Phương Anh nhiều điểm nhưng cái vụ "ông nhỏ mà tiếp kiến ông lớn" thì tôi còn thấy hơi lờ mờ và cái vụ bỏ chữ Hán Việt thì tôi không đồng ý lắm. Tôi chép lại bài viết của chị Phương Anh và cả những phản hồi để tiện việc tra cứu chứ không có ý gì khác.

Nói chuyện chữ nghĩa (1): Ai “tiếp kiến” ai?

PHỤNG HIẾN - Thơ BÙI GIÁNG

Con có nghĩ: ắt là phải thế

Một đôi lần con ghì siết hai tay

Nàng thơ đẹp của trần gian ứa lệ

Bảo con rằng: hãy nhớ lấy phút giây                                           

 B.G.

Ngày sẽ hết tôi sẽ không trở lại
Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu
Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi
Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu

Cây và cối bầu trời và mặt đất
Đã nhìn tôi dưới sương sớm trăng khuya
Mở buồng phổi đón gió bay bát ngát
Dừng bên sông bến cát buổi chia lìa

22/09/2011

VÌ SAO VIỆT NAM NGHÈO HƠN HÀN QUỐC

Thành Đồng Nguyên Giáp
Tôi đi nhiều quốc gia, giao tiếp làm việc với nhiều người khác nhau và tôi cứ thắc mắc mãi là sao người Việt, nước Việt lại nghèo hơn các nước khác? Cầm passport Việt thì có vẻ như bị săm soi nhiều hơn khi đến các nước giàu? Căn nguyên là gì? Do dân Việt ta thiếu ý chí, thiếu thông minh và suy dinh dưỡng, bệnh tật? đương nhiên lý giải điều lớn lao này phải cần cả một hội đồng chắc là phải to hơn cái “hội đồng lý luận trung ương” gì đó thì mới có thể đưa ra được vài gợi mở rồi để mà bàn tiếp

21/09/2011

NHÂN TÀI TỪ VƯỜN HOA ÈO UỘT

Vụ tham ô động trời ở PMU 18: Do con người.
Vụ thất thoát hàng chục nghìn tỷ đồng ở VINASHIN: Do con người.
Vụ nhận hối lộ gần 1 triệu đô la ở dự án đại lộ Đông Tây: Con người
Vụ thất thoát hàng chục tỷ đồng ở Cục Điện Ảnh: Con người
Vụ đường dây mua dâm vị thành niên ở Hà Giang: Con người
Bóng đá đang đi xuống: Con người ở VFF
Lãnh đạo Viện Kiểm Sát Cần Giuộc rượu bia, bê tha: Con người
Nhiều vụ công an hành hung dân đưa đến chết người: Con người
Trong vòng vài năm trở lại đây, số lượng cán bộ từ cấp bộ đến cấp tỉnh thành, xuống cấp sở, cấp quận huyện làm bậy bị khởi tố, bị kỷ luật là rất nhiều kể ra đây e không xuể. Đến nỗi một lãnh đạo đã nói chúng phát triển lên thành cả đàn sâu. Còn loại cán bộ gian dối về trình độ học vấn thì nhan nhãn...

ĐÂU RỒI NGHÈO CHO SẠCH RÁCH CHO THƠM?



                                                                     Thành Đồng Nguyên Giáp
Tháng 1/2011 tôi đi Dubai làm việc và kết hợp du lịch. Ngày đầu tiên cô hướng dẫn viên (HDV) ở Dubai nói rằng Các tiểu Vương Quốc A Rập Thống Nhất (UAE) là quốc gia giàu có và an toàn. UAE có 7 tiểu quốc, trong đó Abu Dhabi và Dubai là 02 tiểu vương sầm uất nhất. Ở UAE hầu như không có trộm cắp, đâm chém… Trên đường đi quanh Dubai, HDV chỉ vào các hàng hóa chất đống bên đường không có hàng rào & bảo vệ nói rằng đây là khu vực cảng, hàng ngày đều có tàu bè ra vào bốc dỡ hàng hóa và cứ để như thế nhưng không có mất cắp.

20/09/2011

THƠ NGUYỄN TẤN CỨ

Lâu lắm rồi không gặp Nguyễn Tấn Cứ. Y là bạn nhậu từ cái thuở tôi mới chân ướt chân ráo trở lại Sài Gòn. Cứ tưởng rằng y chết ở đâu rồi, nào ngờ lên mạng thấy y làm hai bài thơ hay quá đăng trên Litviet.com. Xin mạn phép y và litviet chép lại đây. Rất vui mừng vì y vẫn còn sống rất mạnh... nhưng không biết ở phương nào.

 Những cơn mưa hắc ám                                     

Dập nát những nỗi buồn
nỗi buồn như… mưa
tự nhiên biến đi
và tự nhiên đến

19/09/2011

HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG NGƯỢC

Khi quân Nguyên tàn phá non sông, vua Trần cho vời các vị bô lão về kinh để xin ý kiến: Nên hòa hay nên chiến? Nên chiến! Đó là tiếng trả lời dõng dạc của các vị bô lão đại diện cho các tầng lớp nhân dân.
Hội nghị Diên Hồng lịch sử được vua Trần tổ chức, không những chỉ nhằm vào việc xin ý kiến của các bô lão là những người đại diện cho các tầng lớp nhân dân mà còn nhằm vào mục đích quan trọng hơn là thu hút sự ủng hộ của toàn dân vào công cuộc kháng chiến, tạo ra mối đoàn kết gắn bó giữa nhân dân với nhà cầm quyền trước tình thế hiểm nghèo của đất nước.
Nhờ vào khối đoàn kết bền vững và to lớn ấy mà nhà Trần đã 3 lần tổ chức kháng chiến thành công chống lại quân Nguyên hung hản đã từng gieo rắc kinh hoàng trên vùng đất rộng lớn trải dài từ Trung Hoa đến Châu Âu.
Nhà Hồ đã không làm được điều ấy trước cuộc chiến xâm lược của quân Minh do thiếu sự ủng hộ của toàn dân bởi lòng họ lúc ấy ly tán do bất mản trước việc soán nghịch của họ Hồ.

KỶ NIỆM ĐỜI TA

Photobucket

 HỒ TRUNG TÚ




Thôn Lao Mưng, trên đường Trường Sơn, của đồng bào Gié Triêng,
 tình cờ ghé qua một chiều có chiếc cầu vồng thật đẹp mọc trên bản. 

 

18/09/2011

HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA DELAY


Hãng Delay chơi toàn máy bay xịn
Hôm nay lần đầu tiên, sau gần 4 tháng khai trương, trang blog của tôi nhận được hợp đồng quảng cáo. Khách hàng là Hãng Hàng không Quốc gia Delay do ông Thành Đồng Nguyên Giáp làm Tổng Giám Đốc. Đây là một hợp đồng khá béo bở vì tiền của hãng nầy có thể tiêu xài thoải mái bởi nếu có hết thì đã có ngân sách chi ra, do vậy hôm nay tôi dành nguyên trang để đăng bài PR cho hãng. Trang tôi sẽ có chương trình ưu đãi cho 10 khách hàng đầu tiên, mong các tập đoàn, tổng công ty nhanh nhanh đăng ký để dành được ưu đãi và vị trí ưu tiên.
 Dành cho quảng cáo

HỌC Ở HIẾN PHÁP NĂM 1946


Nguyễn Sĩ Dũng
Để nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, về kỹ thuật lập hiến, về tư tưởng Nhà nước pháp quyền, có lẽ, chúng ta không cần phải học hỏi ở đâu xa, mà học ngay ở Hiến pháp năm 1946.

Hiến pháp 1946 là một bản hiến văn hết sức ngắn gọn, súc tích. Toàn bộ bản hiến văn chỉ gồm 70 điều. Sự ngắn gọn này đạt được là nhờ vào việc Hiến pháp chỉ tập trung quy định những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hiến pháp, mà cụ thể là các quyền tự do, dân chủ; các nguyên tắc và cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực Nhà nước. Đây thực sự là một bản kế ước xã hội về việc phân chia quyền: quyền của các công dân và quyền của Nhà nước; quyền giữa các cơ quan Nhà nước với nhau.

Nếu Nhà nước pháp quyền là Nhà nước được tổ chức trên những nguyên tắc và thủ tục sao cho lạm quyền không thể xảy ra và quyền tự do, dân chủ của nhân dân được bảo vệ, thì Hiến pháp 1946 đã phản ánh đúng tinh thần đó.

VIỆT NAM ƠI

                                    Lưu Quang Vũ

Những áo quần rách rưới
Những hàng cây đắm mình vào bóng tối
Chiều mờ sương léo lắt đèn dầu
Lũ trẻ ngồi quanh mâm gỗ
Lèo tèo mì luộc canh rau.

Mấy mươi năm vẫn mái tranh này

Dòng sông đen nước cạn
Tiếng loa đầu dốc lạnh
Tin chiến trận miền xa.

TÁM NGƯỜI VIỆT ĐƯỢC NHẬN GIẢI THƯỞNG QUỐC TẾ

Những người được trao giải năm nay gồm có Cù Huy Hà Vũ, một nhà vận động pháp lý; Hồ Thị Bích Khương, một nhà vận động nhân quyền; Lê Trần Luật, nguyên luật sư; Nguyễn Bắc Truyển, cựu tù nhân chính trị; Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà vận động tự do ngôn luận; Phan Thanh Hải, nhà vận động pháp lý; Tạ Phong Tần, người viết blog; và Vi Đức Hồi, nguyên cán bộ Đảng.
Việt Nam chiếm 8 giải thưởng trong tổng số 48 giải Hellman/Hammett
NGUỒN BBC, BASAM

17/09/2011

CHUYỆN TÌM MỘ CHỊ DƯƠNG THỊ XUÂN QUÝ







                                                             Hồ Trung Tú
Đêm 8/3/1969, trên đường đi thực tế ở xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam chị rơi vào một trận càn lớn và trốn xuống một chiếc hầm bí mật bên bờ sông Bà Rén. Đêm đến, chị và bốn du kích địa phương ra khỏi hầm, tìm đường thoát. Người du kích tên Hải vấp phải một quả dù sáng, địch bắn ra như vãi trấu. Chị ngã xuống, anh Nguyễn Văn Mười (nay vẫn còn sống ở địa phương) đỡ chị nhưng nhận ra chị đã tắt thở. Suốt 10 ngày sau đó, quân địch dùng máy cày D7 cày trắng vùng đất này và thân xác chị lẫn vào đất mà không bất cứ ai có thể biết ở đâu.

Nhà thơ Bùi Minh Quốc, chồng chị, sau đó tìm đến và chỉ có thể viết những dòng tiếc thương
“Thôi em nằm lại, với đất lành Duy Xuyên
Trên mồ em mùa Xuân ở mãi
Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên
Trời chiến trường không một phút bình yên...”

BÀI THƠ CHƯA TỪNG BIẾT CỦA VĂN CAO

LỜI GIỚI THIỆU CỦA NGUYỄN TRỌNG TẠO: Giữa quá nhiều bất trắc cuộc đời, tiếng thơ Văn Cao chẳng bao giờ đổi giọng. Chữ nghĩa của ông như được viết ra từ ngòi bút kim cương chứ không phải bút lông bút sắt. Và khi tiến hành chọn bản thảo tập thơ , Văn Cao rất vui lòng ủy thác cho Nguyễn Thụy Kha, Thanh Thảo và tôi tuyển chọn. Hầu như ông hoàn toàn yên tâm về việc đó. Ông nói: “Ba thằng mày bảo được là được!”. Dù là trong thời kì “đổi mới” rất mạnh mẽ, chúng tôi vẫn thấy ông có một bài thơ mà nhà xuất bản khó lòng chấp nhận, đấy là bài Đồng chí của tôi viết năm cải cách ruộng đất (1956). Bài thơ tràn đầy lòng tin vào chủ nghĩa xã hội mà cảnh tỉnh những sai lầm của hiện tại, nó là tiếng lòng thống thiết của người cộng sản bị xử bắn oan gửi tới các đồng chí của mình. Không trung thực với Đảng, không có lòng can đảm của một đảng viên, không chan chứa một trái tim nhân đạo… không thể viết được một bài thơ rớm máu như thế. Nhưng 30 năm và hơn thế nữa, nó vẫn chỉ là bài thơ của riêng ông. Chúng tôi biết điều đó, và đề nghị ông “để lại”, ông đồng ý ngay. Đầu năm 1995 này, tôi nhắc lại với ông bài thơ ấy, và thấy đã đến “thời” bài thơ có thể in được rồi, nhưng nói sau khi nhấp một ngụm rượu: “Thôi, cứ để sau khi mình chết rồi in cũng chưa muộn”. Ngày ông qua đời, tôi bỗng mở sổ tay xem lại bài thơ ấy, và tôi đã khóc.

16/09/2011

ĐẾN ĂN CHƠI NHẢY MÚA CŨNG CHẲNG RA GÌ.

Thời gian gần đây, thấy quá nhiều chuyện chẳng ra đâu vào đâu.

Lớn nhất là chuyện bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Càng ngày càng thấy bị thiên hạ ức hiếp ra mặt. Chưa hết chuyện dài ngư dân bị đuổi bắn trấn lột ngay trong ngư trường của mình, đến tàu thăm dò dầu khí nhiều lần bị cắt cáp, rồi đến tàu chiến của nước bạn đến thăm và hảng dầu nước ngoài vào hợp tác làm ăn cũng bị đe nẹt cấm đoán. Công nhân "lạ" trá hình công khai vào làm việc không cần phép tắc lên đến hàng sư đoàn rải đều ra khắp từ Nam chí Bắc.  Đáng lo nhất là nền độc lập và chủ quyền đất nước đang đứng trước tình thế hiềm nghèo mà lòng dân ý nước vẫn còn nhiều cách biệt. Nhà cầm quyền nghi dân bị kẻ xấu xúi giục, dân nghi nhà cầm quyền có gì đó thiếu rõ ràng...

14/09/2011

HUYẾT THƯ TƯ BIỂN ĐÔNG

Thơ Bùi Chí Vinh
Lời giới thiệu của Nguyễn Quang Lập: Từ ngày Biển Đông dậy sóng, thơ ca về Biển Đông rất nhiều, cả lề phải lẫn lề trái. Nhưng cũng như nhiều đề tài khác, báo lề phải chỉ có khả năng dung nạp những vần thơ nhàn nhạt, chung chung.  Bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt Chiến  đăng VNQĐ dường như là một ngoại lệ.
  Tuy nhiên nếu có một cuộc thi thơ về Biển Đông thì chùm thơ về Biển Đông của Bùi Chí Vinh xứng đáng chiếm giải nhất.


Chả nhẽ Trung Quốc là cái sọt rác?

                                                        Nguyễn Thông
Không biết tự bao giờ, ở xứ ta nảy nòi ra cái thói đổ thừa - nhận vơ. Mà càng ngày càng nặng, căn bệnh mạn tính đến thần y cũng phải bó tay.
Triệu chứng rõ nhất của căn bệnh là điều xấu do mình gây ra thì đổ cho người khác, và tất nhiên vơ cái tốt từ người khác vào mình, bảo của mình. Đại loại “những gì tốt đẹp của mày thì thuộc về tao, những gì xấu xa của tao thì thuộc về mày”.

13/09/2011

ĐỌC BÙI GIÁNG

TÔI thích nhất là thơ Bùi Giáng, ai bình về Bùi Giáng tôi càng thích. Nhân kỷ niệm 13 năm ngày mất của Bùi thi sỹ tôi vào mạng tìm kiếm bất ngờ gặp blog Hoàng Hải Vân, thấy y cũng bình Bùi Giáng, mặc dù tôi với y không ưa gì nhau- vì tôi rất khó ưa mà y càng khó ưa hơn- nhưng tôi thích quá xem ngay và trích về đây. Không ngờ y ta lại bình Bùi Giáng hay thế.


 ĐỌC BÙI GIÁNG
                           Hoàng Hải Vân
Có ai hỏi trong số các thi sĩ Việt Nam tôi thích ai nhất, xin trả lời ngay: Bùi Giáng! Nhưng nếu hỏi rằng tôi thích bài thơ nào nhất của các thi sĩ Việt Nam thì câu trả lời sẽ không liên quan đến Bùi Giáng. 

Từ lâu lắm rồi tôi đ
ịnh viết về thơ Bùi Giáng, nhưng trong cái cõi thơ vừa mênh mông bát ngát vừa khùng điên hũ nút của ông, liệu tôi viết được gì? Đến khi biên tập loạt bài “Bùi Giáng, thi sĩ kỳ dị” của Trần Đình Thu để đăng trên Thanh Niên mấy năm trước, tôi đã đọc đi đọc lại nhiều tác phẩm của Bùi Giáng. Càng đọc càng thấy khó viết. Bình thơ ông chăng? Thơ Bùi Giáng là thứ thơ không thể bình. Tôi rất thích ai đó đã gọi “cõi thơ Bùi Giáng”. “Cõi thơ”, đó là nơi người ta có thể bước vào mà rong chơi cà kê dê ngỗng, mà hà hít, mà chiêm ngưỡng. Xong rồi thì bước ra, không ai có thể “nhặt” được cái gì ở đó để đem về. Nhưng khi bước ra rồi, một chút thơ ông sẽ vương vào người, dính chặt, đeo đẳng ở đâu đó trong hồn trong vía.

12/09/2011

CÒN TÀU CÒN NHIỄU TAM GIANG...

Đọc câu ca dao trên web "Bọ" Lập đã được gợi nhớ lại bởi blog Đông Ngàn mà thấy rân rân trong người. Cả đoạn đời tuổi thơ nghe và học ca dao tục ngữ nhưng thú thật tôi chưa bao giờ nghe đến câu ca dao nầy. Có lẻ trong câu ấy có chữ quá tục nên người lớn không đọc cho tôi nghe hoặc là câu ca dao ấy chỉ có ở quê Bọ còn quê tôi không có nên không ai biết. Cám ơn Đông Ngàn Đỗ Đức, cám ơn Quê Choa Nguyễn Quang Lập đã cho câu ca dao ấy xuất hiện đúng lúc.
                    Còn Tàu còn nhiễu Tam Giang
            Tàu về phương Bắc lấy mo nang che lồn.

10/09/2011

NƯỚC MỸ VỚI TÔI HỒI THÁNG 9.2001

                             
Sau sự kiện 11.9 vài ngày, chúng tôi là những nhà báo Việt Nam đầu tiên có mặt tại Mỹ. Lúc đó không phận Mỹ bị đóng lại, tất cả các chuyến bay quốc tế vào Mỹ sau sự kiện bi thảm đó đều bị ngưng. Mãi đến ngày 15.9 mới bắt đầu cho các chuyến bay quốc tế đầu tiên vào Mỹ, chúng tôi may mắn là những hành khách đầu tiên và hiếm hoi có mặt trên một trong những chuyến bay đó.
Tuy vậy các chuyến bay quốc tế vẫn chưa cho đáp trực tiếp xuống Washington và Newyork. Từ Tokyo qua, chúng tôi phải dừng lại tại Chicago sau đó mới chuyển qua chuyến bay nội địa để đáp xuống phi trương Dulles ở ngoại ô Washington.

NGUYÊN NGỌC TRONG MẮT GS NGUYỄN ĐĂNG MẠNH

CHƯƠNG XX: NGUYÊN NGỌC
(Trích Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh)
Trong một bài chân dung viết về Nguyên Ngọc, tôi gọi anh là con người lãng mạn. (Nguyên Ngọc, con người lãng mạn).
Cũng có thể nói, Nguyên Ngọc là người của cái tuyệt đối. Anh không chấp nhận sự nửa vời, trạng thái lừng chừng. Phải tuyệt đối anh hùng, phải tuyệt đối trong sáng. Không phải anh chỉ nghĩ thế, mà còn sống như thế. Rất dũng cảm, thích mạo hiểm. Anh từng đi đánh thổ phỉ ở Tây Bắc. Từng đi ngựa theo một đoàn buôn thuốc phiện lậu từ Cao Bằng đi Lai Châu. Đi B dài cùng Nguyễn Thi. Nguyên Ngọc ở lại khu Năm, còn Nguyễn Thi thì vào tuốt Nam Bộ. Họ chia tay nhau bên một khu rừng xà nu bạt ngàn, hẹn trở về phải đi đường số một. Ở khu Năm, Nguyên Ngọc sống và chiến đấu như một anh hùng. Một nhà văn như thế thì tìm đâu ra nhân vật trong đời sống thực tế quanh mình. Mà nhất thiết anh phải viết về chủ nghĩa anh hùng. Đó là quan niệm thẩm mĩ của anh. Viết Đất Quảng, anh tìm được một nguyên mẫu mà anh cho là lý tưởng. Viết đến tập II, thì được tin cái anh nguyên mẫu nọ té ra cũng dao động, lập tức đốt ngay bản thảo.

CHÚC MỪNG BA SÀM BƯỚC VÀO NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA TUỔI THỨ NĂM

Chúc mừng BA SÀM, CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ bước vào ngày đầu tiên của tuổi lên năm.
Sự có mặt của anh là đóng góp quan trọng cho làng Báo Nhân Dân, đưa những thông tin đa chiều và đầy đủ đến cho nhiều người, nhiều giới.
Đối với riêng tôi, anh vô cùng cần thiết. Mỗi buổi sáng tôi chỉ cần bỏ ra vài phút lướt qua anh là có thể nắm được hầu như là toàn cảnh thông tin giúp ích rất thiết thực cho công việc của tôi. Qua số lượt truy cập hàng ngày rất lớn vào trang anh, tôi nghĩ rằng rất nhiều người khác cũng cần thiết và quý mến trang anh giống như tôi.
Chúc anh thêm một năm nữa thật khỏe mạnh để tiếp tục phục vụ tốt bạn đọc khắp mọi nơi.
                                                                       Độc giả Huỳnh Ngọc Chênh

07/09/2011

NHÀ ĐỘC TÀI LÀ CON HỔ GIẤY

Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng các nhà độc tài chỉ là những con hổ giấy
Phạm Nguyên Trường dịch - Cuộc xung đột ở Libya đã lại một lần nữa đưa những người tin rằng nền độc tài sẽ là vĩnh viễn và những người hiểu rằng độc tài chỉ có đứng vững khi người ta còn tin nó, sợ nó – nỗi sợ mà chính nó đã gieo vào lòng các thần dân của mình – và sự nể trọng mà nó tạo ra được trong phần còn lại của thế giới. Khi niềm tin không còn thì nó sẽ sụp đổ, như một lâu đài xây bằng cát hay là biến thành một con hổ giấy, nhà triết học Bernard-Henri Lévy viết trên tờ LePoint như thế. Nhà triết học này ca ngợi tất cả những người đã vì tự do, dân chủ và bảo vệ thường dân mà đứng lên chống lại chế độ độc tài: đấy là những chiến sĩ Libya, những thành viên Hội đồng chuyển tiếp và đặc biệt là những phi công Pháp.


06/09/2011

SỢ - NHƯNG SỢ CÁI GÌ?


Thành Đồng Nguyên Giáp
Tôi viết ra các suy nghĩ riêng của mình để chia sẽ với bạn bè và nhờ ông anh Chênh đăng hộ. Hi vọng viết ra rồi thì “cục tức” nó cũng vơi nhẹ đi. Sợ nó cứ lớn mãi sẽ thành u khó chữa.

Ai đương nhiên cũng có nỗi sợ. không phải người mà ngay cả bất kỳ loài động vật nào cũng vậy. Nỗi sợ thì vô vàn và mênh mông bát ngát: sợ bệnh tật, sợ đau, sợ không có tiền, sợ người thân gặp sự cố, sợ thi không đậu, sợ đói, sợ chiến tranh, sợ bạo lực, sợ xấu, sợ thất bại, sợ thua lỗ, .v.v…

Tác động tích cực của sợ là làm cho người ta hành động để vượt qua & thắng nổi sợ, để né cái điều làm cho họ sợ. Sợ thi rớt thì cố gắng ôn luyện đầy đủ, sợ bệnh tật thì cố gắng sống lành mạnh, sợ thất bại thì phải cày cuốc nhiều hơn…

Người dân biểu tình yêu nước phản đối hành động ngang ngược của một đại ca láng giềng lớn thì có phải sợ? Nếu sợ thì sợ gì và ai sợ việc người dân biểu tình yêu nước? Đọc báo, xem tin trên internet thì thấy cảnh sát bắt đánh người dân biểu tình phản đối TQ ở HN. Ở SG thì cảnh sát lập hàng rào nguyên một khu vực rộng lớn ở khu trung tâm gần LSQ TQ cấm mọi người đi lại và buôn bán.

05/09/2011

ĐẢNG CHỦ LẬP HIẾN (R)*

Tham khảo và lấy cảm hứng từ: nền độc tài phong kiến trung cổ, nền độc tài phát xít Hitle, nền độc tài cộng sản Staline, nền độc tài cộng sản gia đình trị BTT, nền chuyên chính độc đảng đang hiện hành, nền dân chủ tự do Phương Tây (đại diện là Pháp và Mỹ), nền quân chủ lập hiến Anh, ý kiến của cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết và ý kiến của cựu nhà báo Huy Đức
Xin được đưa ra bốn kịch bản cho đại cuộc sửa đổi hiến pháp sắp đến.

04/09/2011

GẠC MA: HÃY ĐỂ MÁU CHÚNG TA NHUỘM ĐỎ BIỂN ĐÔNG

Hồ Trung Tú


Loạt đạn đầu tiên từ súng 37ly bắn thẳng vào những chiến sĩ Hải quân công binh dầm mình trong nước tay không giữ đảo.

Trận Hải chiến Trường Sa - Gạc Ma xảy ra ngày 14/3/1988 có chín người sống sót sau cuộc thảm sát giữa một bên tay không giữ đảo và một bên là súng máy phòng không 37ly cùng pháo 105ly bắn thẳng vào vòng người tay không giữ đảo. Chín người bị bắt, cùng sống, cùng chiến đấu để thể hiện phẩm chất người lính Hải quân Việt Nam suốt 4 năm trại giam quân thù, nhưng sau ngày trao trả năm 1992 đến nay họ mới lại gặp mặt. Thực ra là chỉ tám vì một người đã mất vì ung thư. Cảm giác tức ngực như thế nào khi đạn 37 ly cắm xuống nước; Dương Văn Dũng và Phạm Văn Nhân vừa bơi vừa cố giữ thăng bằng hai đầu ván cho Trương Minh Hiền bị thương ở ngực, gãy xương sườn, gãy cánh tay trái nằm giữa, không bị lật xuống nước suốt một ngày như thế; những câu chuyện trong nhà tù đấu tranh giằng co với giặc ngay trong từng câu nói, từng thái độ, cương quyết không hút thuốc lá “không đọc được chữ” ... đến giờ họ vẫn nhớ như in, tranh nhau kể và cả, ôm nhau khóc !

TRUNG HOA

Bất chợt đọc được một bài thơ rất hay của Lưu Quang Vũ đăng trên trang Bình Chọn thơ hay
Như Lưu Quang Vũ, người Việt Nam nào không có một Trung Hoa rất đẹp trong trí tưởng thơ ngây của mình được ghi dấu bởi những tác phẫm văn chương của họ. Vũ cũng khinh thị trước một Trung Hoa đại diện bởi những Mã Viện, Vương Thông, Liễu Thăng, Tôn sỹ Nghị...Nhưng vì Trung Hoa trong tuổi thơ của Vũ quá đẹp nên Vũ vẫn vượt qua để yêu được bác Võ Tòng. Bài thơ nầy làm từ năm 1974 nên Vũ chưa bị căm phẫn trước một Trung Hoa cộng sản của thời Hoàng Sa, của 1979 máu tràn qua biên giới, của 1988 Gạc Ma, của đường lưỡi bò, của trấn lột ngư dân vô tội, của sự hống hách thiên triều ngày nay...Ước gì không có một Trung Cộng xấu xa để ai cũng giữ được một Trung Hoa trong mộng như Vũ. 
Không hiểu sao tôi lại bắt gặp được bài thơ nầy vào lúc nầy, thích quá nên cứ đăng lên, xem như là món quà tặng cho sứ giả họ Đới để tỏ rõ thiện chí. Khách đến nhà không trà thì nước vậy.                                                                              

TRUNG HOA 
      Lưu Quang Vũ


Gió bấc thổi từ xứ xa
Bên kia núi cao sừng sững
Trung Hoa.

Trung Hoa của tuổi thơ
Tiếng ngựa hí đêm khuya
Đoàn xe Chiến Quốc đi trong tuyết
Rũ rượi tóc râu, đao thương sáng quắc
Não bạt thanh la xủng xoẻng
Dữ tợn mà sầu thương.

02/09/2011

NGÀY ĐỘC LẬP NGHĨ VỀ ĐỒNG BÀO Ở XA.

Đồng bào ở xa là những người ruột thịt của chúng ta vì những lý do nào đó phải rứt ruột bỏ quê hương ra đi, tìm đất sống nơi xứ lạ quê người.
Họ ở xa quê mà lòng dạ lúc nào cũng đau đáu hướng về quê nhà. Mỗi người mỗi kiểu, tấm lòng cao quý ấy được thể hiện ra dưới muôn màu, muôn vẻ. Có người yêu quê bằng cách làm ra thật nhiều tiền để lôi hết "quê hương" mình về với mình. Quê hương đó là cha mẹ, anh em, bà con, mái tranh nghèo, lu nước mưa, giàn bí, luống rau, lọ mắm, bàn thờ tổ tiên...họ mang tất tần tật qua ngay chỗ xứ lạ quê người mà họ đang sinh sống để đi ra đi vào nhìn thấy mà xoa dịu bớt những cơn nhớ quê quặn ruột. Có người yêu quê hương, cố dành dụm những đồng tiền khó nhọc làm ra, để hằng năm bay về với đất tổ quê cha. Có người dành dụm tiền nong để mỗi khi nghe quê nhà bị thiên tai trắc trỡ gởi ngay về cứu giúp. Có người học cao hiểu rộng, nắm được công nghệ tiên tiến của thế giới chịu nhọc nhằn tìm cách xin xỏ nhà cầm quyền VN để chuyển giao về cho đất nước.

NGHĨ VỀ ĐẤT NƯỚC


 
         Bởi
“Đất nước này
Không của riêng ai” (*)
Nên
Yêu nước
Mỗi người yêu một cách
Đất nước
Thuở phồn vinh
Lúc gian truân
Nhân dân
Ai cũng có phần trong đó